Huấn luyện viên có vai trò gì tại các trung tâm tập gym

Nói đến môn thể thao này chúng ta sẽ thường đặt ra 1 câu hỏi là môi trường tập luyện như thế nào? Trung tâm có đông khách hay không? Đi vào giờ nào là giờ ít khách, giờ nào là giờ cao điểm,..... 

Vì họ sợ không có không gian cho họ tập luyện?

Tình hình hiện nay các trung tâm GYM mở ra rất nhiều, họ không chú trọng trong việc đề cao các cơ sở vật chất, 1 số phòng tập tận dụng mặt bằng nhà kết hợp cùng 1 số trang thiết bị cũ và tân trang lại để kinh doanh. 1 số phòng thì tạo cảm giác chật chội, không gian chật hẹp khiến bạn cảm thấy không thể tiếp tục.

Đây là thực trạng đang tồn tại khi mà nhu cầu làm đẹp trong lĩnh vực này là ngày càng cao vì thế các trung tâm hoạt động mở ra như phục vụ nhu cầu cho tất cả mọi người nhưng họ lại không biết chú trọng đến yếu tố vật chất vì nếu như cơ sở vật chất bạn không tốt khách hàng họ sẽ quay lưng lại và không tiếp tục gắn bó với bạn.

Khi nhắc đến 2 chữ “môi trường” được hiểu nôm na đó là 1 sự thoải mái nhẹ khi mình đến với trung tâm nào, không gian con người và tất cả tạo nên không gian cho mình, tạo nên môi trường làm mình hài lòng trải nghiệm dịch vụ và cảm thấy thoải mái.



Không gian luyện tập nghèo nàn khiến mọi người không có nguồn lực để tập và thoáng nghĩ trong đầu 2 chữ "nhàm chán". Như vậy coi như mình đã đuổi khách mà trong dịch vụ này đó là điều rất kiêng kị. Việc đầu tư cho ra 1 trung tâm khang trang và đầy đủ các tiện ích là điều nên cần khi bước vào kinh doanh lĩnh vực này.

Môi trường tập luyện chuyên nghiệp sẽ giúp bạn

  • Cảm thấy thư thái, động lực giúp mình đến phòng tập nhiều hơn 
  • Thân thiện, hòa đồng, làm mình muốn sẻ chia nhiều hơn
  • Môi trường thân thiện là nơi mình dễ dàng kết bạn, kết bạn để tương tác, trao dồi và sẻ chia nhiều hơn, động lực cùng nhau tập luyện

SAU ĐÂY LÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG BẮT GẶP TẠI CÁC PHÒNG GYM


1. Vỡ lòng, tập tành làm quen với việc tập luyện

Họ thường là những người chỉ mới tham gia tập Gym hay chỉ mới làm quen với thói quen tập luyện. Chính vì họ đang khám phá, tìm tòi về cái mới nên họ có thể dành từ 30 phút hay thậm chí 2 giờ đồng hồ ở phòng gym. Nhiều người còn thuê huấn luyện viên cá nhân để hướng dẫn họ trong việc tập luyện. Bạn sẽ không thấy nhiều Novice ở phòng gym vì đơn giản họ chỉ đang cố gắng tập tành hình thành một thói quen. Đừng vội phê phán họ, họ chỉ mới bắt đầu và sẽ có thể tiến bộ hơn trong tương lai nếu họ kiên trì và không ngừng cố gắng.

2. Chơi trong giới hạn an toàn

Mục tiêu làm đẹp như tập ngắn hạn hay dài hạn, giảm cân hay xây dựng cơ bắp mà lại không đủ can đảm, mạnh dạn vượt qua giới hạn an toàn của bản thân để đạt được những mục tiêu ấy. Họ sẽ không thường trực trên phòng gym, không tập những bài tập nâng tạ nặng hoặc không sử dụng hết máy móc dụng cụ có sẵn trong phòng gym.

Việc tập luyện của nhóm đối tượng này chỉ là cơ bản, không có điểm nổi trội. Họ chỉ đến tập rồi ra về. Hàng tuần họ có thể đến phòng gym 3-4 lần và tập luyện trong vòng 1 giờ đồng hồ nhưng lượng bài tập của họ không có gì thay đổi qua từng ngày. Có lẽ bởi vì họ không mấy hứng thú với Huấn Luyện Viên cá nhân lời khuyên từ huấn luyện viên hay họ không hề đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể nào cả. Những đối tượng này sẽ chỉ làm những gì mà họ nghĩ họ cần phải làm.

3. Không tuân thủ nguyên tắc khi tập luyện

Nguyên tắc khi tập luyện và chính điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Ví dụ như nâng tạ nặng quá mức mà không có sự trợ giúp của huấn luyện viên để tránh gây tổn thương; không khởi động đúng cách; không bổ sung đủ lượng nước trong lúc tập luyện; tập luyên trong thời gian quá dài không cần thiết hoặc thậm chí không được tư vấn sức khỏe kĩ càng trước khi tiến hành chương trình tập luyện. Bạn sẽ thấy họ tập luyện liên tục như con ong chăm chỉ nhưng nếu quan sát kĩ, bạn sẽ thấy đó không phải là cách tập luyện đúng. Những đối tượng này luôn có lí do để bào chữa cho cách tập mà họ đang cho là đúng. Họ cần có cách tiếp nhận khách quan hơn để có thể đạt được mục tiêu thể hình của mình mà không lãng phí thời gian và tiền bạc.

4. Vận động viên bẩm sinh

Nhóm đối tượng này bao gồm cả nam lẫn nữ, do có 1 nền tảng sức khỏe tốt từ nhỏ nên  họ có khả năng tập được mọi loại bài tập, có khả năng “bắt nhịp” với người khác rất nhanh. Từng đối tượng có thói quen và quỹ thời gian tập luyện khác nhau. Có người thì quá lõng lẽo nên hiếm khi tới phòng tập, có người lại quá nghiêm túc nên thường xuyên có mặt trên phòng tập, thậm chí có thể nói “họ xem phòng tập là nhà”. Tóm lại,  dù có thường xuyên tập luyện hay không thì nhóm đối tượng này luôn ở 1 đỉnh cao thể lực. Sức khỏe của họ như được trời ban. Họ có 1 vóc dáng đẹp sẵn và khả năng tập luyện của thiên bẩm cũng rất đáng khâm phục.  Họ tập để khỏe và duy trì vóc dáng của chính mình.

5. Người tập theo mùa

“Người tập theo mùa” chỉ mua và sử dụng thẻ hội viên của mình vào trước hoặc sau 1 kì lễ nào đó như dịp Tết, kì nghỉ hè hay còn gọi là mùa tắm biển… vì họ đang cố hết sức để tập luyện trong một khoảng thời gian ít ỏi với hy vọng có được thể hình đẹp,  body chuẩn vào những dịp này. Chính vì vậy, nhóm đối tượng này làm cho phòng gym đông lên trong khoảng thời gian trước và sau lễ hay khi có các CTKM của trung tâm. Tuy nhiên, vào các khoảng thời gian còn lại trong năm không có các kì nghỉ lớn, đặc biệt vào tháng 3 và tháng 10, chúng ta hiếm khi thấy họ lên phòng tập chính vì những lúc này chúng ta mới thấy vai trò của HLV cá nhân tại các phòng gym quan trọng như thế nào.

VAI TRÒ CỦA HLV TRONG CÁC PHÒNG TẬP LÀ NHƯ THẾ NÀO?


Để nói về những lợi ích mà HLV cá nhân mang lại cho trung tâm là mục tiêu cuối cùng họ theo đuổi đó chính là hỗ trợ khách hàng 1 cách tốt nhất.

Với đầy đủ thể loại khách hàng tại trung tâm GYM, HLV cá nhân là người phải tinh tế và thật tinh mắt để nhận ra được đối tượng mục tiêu. Thông qua các bài tập của khách hàng họ có thể nhận định được rằng khách hàng này tập đúng hay sai động tác mà có những lời khuyên và hỗ trợ họ tập đúng cách 1 HLV cá nhân là người không chỉ hiểu về chuyên môn cần có sự tinh tế với khách hàng để họ cảm nhận được sự quan tâm ân cần từ HLV => tiền đề tạo thiện cảm trong lòng khách hàng.

Môi trường tập luyện có chuyên nghiệp hay không cũng thể hiện 1 phần qua bài tập của HLV mà họ giảng dạy cho khách hàng tại chỗ. Khách hàng có thể nhìn thấy và đánh giá được chuyên môn của HLV này ở tầm nào và làm sao thu hút các bài tập càng đa dạng càng thu hút thì sẽ càng được nâng cao thêm uy tín của chính HLV đó.

Kết luận: Có thể hiểu là môi trường tập luyện là cũng khá quan trọng đến việc quyết định của khách hàng đến với trung tâm mình. Vai trò huấn luyện viên lại càng quan trọng hơn khi chính khách hàng là người sẽ nhìn nhận và đánh giá trình độ chuyên môn của họ.
Nghề HLV là nghề đòi hỏi nhiều kĩ năng và yếu tố khách quan để bạn có thể nhìn nhận năng lực mình và có thể phát triển theo nghề, dù là ở trình độ nào thì cũng cần có chữ “ TÂM ” để tồn tại và phát triển nó.

Ngọc Nga
Huấn luyện viên có vai trò gì tại các trung tâm tập gym Huấn luyện viên có vai trò gì tại các trung tâm tập gym Reviewed by Ngoc Quoc on 22:26 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.